Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Châu Tân Hóa nay là huyện Bá ThướcNgày 25/07/2023 08:05:17 Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập châu Tân Hóa (nay là huyện Bá Thước) 03/8/1928 - 03/8/2023 I. TRƯỚC KHI CHÂU TÂN HÓA RA ĐỜI Bá Thước mảnh đất cội nguồn - nơi con người xuất hiện rất sớm, từ buổi bình minh của lịch sử, đã có mặt và sinh tụ ở đây. Điều đó đã được chứng minh qua các công trình khảo cổ học như hang Mái Đá Điều ở xã Hạ Trung và nhiều di chỉ thời kỳ Đông sơn, Sơn vi, Hòa Bình đều thấy ở Bá Thước. Bá Thước còn tự hào là cái nôi truyền thuyết về sử thi Đẻ đất, đẻ nước của người Mường, Khăm Panh của người Thái và được coi như vùng đất cổ với những sự tích Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau quả thiếc. Bá Thước nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Mường, Thái, dưới mái nhà sàn ven theo những thung lũng, dòng sông, con suối với những bản làng từ ngàn đời nay bình yên và đẹp tựa như tranh, nơi giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là ba dân tộc có số dân đông ở Thanh Hóa: Kinh, Mường, Thái. Đây cũng là đặc điểm về địa lý và lịch sử của châu Tân Hóa với những bản sắc vừa có nét riêng mà lại vẫn kết họp được những nét chung của các dân tộc trong tỉnh. Từ thời Lý đến thời Lê vùng đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay có sự thay đổi nhiều về mặt quản lý hành chính. Thời Trần, Hồ là phần đất thuộc huyện Lỗi Giang (huyện Lỗi Giang lúc đó bao gồm từ Eo Lê giáp Vĩnh Lộc đến giáp Lào: Mường Lát, Quan Sơn ngày nay) Từ những năm đầu của cuôc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê lợi lãnh đạo vùng đất Bá Thước đã trở thành căn cứ địa hiểm yếu của cuộc kháng chiến. Các địa danh ở Bá Thước như: Ba Lầm, Bù Mộng, Kình Lộng, Úng Ải được nhắc đến trong sử sách với những chiến công vang dội và tự hào. Hiện nay đã được xác định trại Ba Lầm thuộc làng Chiềng Lầm (Xã Điền Lư), Bù Mộng là núi Mộng (xã Điền Thượng), Kình Lộng là bản Lọng xã cổ Lũng, Úng Ải là đèo thông nhau giữa mường Ống và mường Ai, nay thuộc xã Thiết ống giáp Ban Công. Trại Ba Lầm là nơi Nguyễn Trãi đã dâng Bình ngô sáchcho Lê Lợi. Các trận đánh ở Bá Thước của nghĩa quân Lam Sơn là những thắng lợi vang dội bước đầu trên mảnh đất Thanh Hóa, tạo tiền đề cho nghĩa quân chuyển hướng vào Nghệ An giải phóng một vùng Nghệ Tĩnh rộng lớn, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa có điều kiện tiến thẳng ra Bắc giải phóng thành Thăng Long tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Trong những ngày nằm gai nếm mật của nghĩa quân Lê Lợi, đồng bào Bá Thước đã có những đóng góp không nhỏ. Nhiều vị khai quốc công thần nhà Lê gắn bó với mảnh đất này được Nhân dân tưởng nhớ đặt tên cho các làng bản như: Lê Sát là làng Sát, Lê Ba là làng Ba, Lê Lôi là làng Sa Lôi, Lê Lung là tổng Sa Lung , tên xã Ban Công là nơi sau khi chiến thắng các trận đánh ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa , Lê Lợi đã cho tập họp quân sĩ tại đây để ban công trạng và phong thưởng bước đầu khích lệ quân sĩ... Đến thời kỳ Lê Trung Hưng các địa danh ở vùng đất Bá Thước vẫn được đề cập đến với các cuộc đối đầu giữa lực lượng phù Lê và nhà Mạc. Vùng đất mường Khòong lại là nơi nuôi giấu ấu chúa Lê Ninh, sau này trở thành vua Lê Trang Tông. Các nhân vật như Thụy quận công Hà Nhân Chính, Lân quận công Hà Thọ Lộc là người Bá Thước đã được nhà Lê ban công trạng và phong tước, lộc ở thời này. Thời nhà Nguyễn vùng đất Bá Thước thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Quảng Hóa, trấn Thanh Hóa. Phủ Quảng Hóa bao gồm các huyện: Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Tế (ngày nay ghép vào Thạch Thành), huyện Cẩm Thủy bao gồm cả Bá Thước ngày nay và châu Quan Hóa. Phủ lỵ Quảng Hóa thời đấy đặt ở huyện Vĩnh Lộc. Huyện Cẩm Thủy lúc bấy giờ gồm có 9 tổng, phần đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay gồm có 4 tổng, còn 5 tổng thuộc phần đất Cẩm Thủy bây giờ. Bốn tổng thuộc Bá Thước lúc đó có tên là; Tổng Điền Lư gồm các xã Hồ Điền ngày nay. Tổng Sa Lung gồm các xã thuộc Quý Lương và Long Vân bây giờ, tổng Cổ Lũng thuộc các xã khu Quốc Thành và Ban Công ngày nay và hai xã thuộc Tân Lạc (Hòa Bình) là Lũng Vân và Lũng Tiềm. Tổng Thiết Ống tức là cụm Văn Thiết bây giờ. Như vậy huyện Cẩm Thủy thời Nguyễn là tương đương với hai huyện: Cẩm Thủy và Bá Thước bây giờ cộng với hai xã đã chuyển sang Hòa Bình. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902) nhà Nguyễn trích tổng Cổ Lũng và tổng Thiết ống nhập vào châu Quan Hóa, như vậy còn hai tổng là Điền Lư và Sa Lung thì vẫn thuộc Cẩm Thủy. Năm Thành Thái thứ 15 triều đình nhà Nguyễn lại trích tiếp hai tổng là Điền Lư và Sa Lung vào châu Quan Hóa, và vùng đất Bá Thước cơ bản lại thuộc châu Quan Hóa, không còn thuộc Cẩm Thủy như trước nữa. Với sự điều chỉnh về mặt địa dư như vậy, châu Quan Hóa có diện tích lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, do diện tích rộng, địa hình của Châu lại có sông sâu, núi cao, đi lại khó khăn, thành phần dân tộc đa dạng, hơn nữa do trình độ quản lý phương tiện thông tin, giao thông lạc hậu nên việc điều hành rất khó tiếp cận với dân, từ đó dẫn đến sự ra đời của châu Tân Hóa. II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÂU TÂN HÓA Từ năm 1925 đại diện lang đạo thuộc các mường Khòong, mường ống đã mang tờ tấu vào kinh thành Huế để gặp triều đình nhà Nguyễn xin tách phần đất các tổng xưa kia thuộc huyện Cẩm Thủy vào châu Quan Hóa thành châu (huyện) riêng, tuy nhiên thời kỳ này mọi quyền hành quyết định đều phải thông qua phủ toàn quvền Đông dương thuộc Pháp trước khi nhà vua ký, vì vậy mãi đến ngày 3 tháng 8 năm 1928 mới có văn bản của triều đình về việc thành lập châu Tân Hóa. Năm Khải Định thứ 16 (tức là nhằm ngày mùng 3 tháng 8 năm 1928) triều đình nhà Nguyễn đã quyết định cắt 4 tổng cũ của huyện cẩm Thủy đang thuộc về châu Quan Hóa để thành lập châu Tân Hóa. Như vậy đến giai đoạn này thì Tân Hóa lại không phải từ Cẩm Thủy tách ra mà từ Quan Hóa nên mới gọi là Tân Hóa... Từ Tân Hóa đã được xuất hiện và có mặt trên bản đồ hành chính Việt Nam. Vùng đất Tân Hóa (nay là Bá Thước) bắt đầu từ đây được xác lập về mặt đơn vị và địa giới hành chính cấp huyện. Châu Tân Hóa được thành lập với vị trí địa lý được xác định; Phía bấc giáp Mai Châu, Tân Lạc, (tỉnh Hòa Bình), phía Nam giáp huyện Cẩm Thủy và châu Ngọc Lặc, phía Đông giáp huyện Thạch Thành và Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Tây giáp châu Lang Chánh và châu Quan Hóa. Châu lỵ Tân Hóa lúc bấy giờ đóng ở La Hán (nay thuộc xã Ban Công). Triều đình đã bổ nhiệm ông Hà Công Nguyệt (tức Hà Chiều Nguyệt) đang an trí ở Huế về làm tri châu. Hà Công Nguyệt là con trai danh nhân yêu nước Hà Văn Mao quê ở tổng Điền Lư. Hà Chiều Nguyệt đã tham gia khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, nhưng cuộc khởi nghĩa bị thất bại ông bị thực dân Pháp bắt và đưa đi tù ở đảo Guy-Am, nhưng vì có công cứu được một người lính Pháp chết đuối nên Pháp đã cho ông về Huế giam. Biết không lung lạc được ý chí và tinh thần yêu nước của ông, cuối cùng Pháp đành phải để cho triều đình Huế đưa ông về quê bổ nhiệm làm tri châu Tân Hóa. Thời điểm này châu Tân Hóa gồm 4 tổng, 30 xã, 221 chòm bản: - Tổng Điền Lư gồm 7 xã: Sơn Hạ, Phụng Thượng, Thạch Lư, Bàn Đào, Quang Ấm, Điền Thượng và Điền Hạ. - Tổng Sa Lung gồm 6 xã: Nội Sa, Ngoại sa, Ải Thượng, Ải Hạ, Ải Trung và Lâm Xa - Tổng Cổ Lũng gồm 10 xã và 1 phố: cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Lũng Tiềm, Lũng Bố, Lũng Vân, Lũng cốc, Vũ Lao, Vũ lang, La Hán và phố Thịnh Đức. - Tổng Thiết Ống gồm 6 xã: Thiết Ống, Thiết Kế, Thiết Chà, Thiết Chính, Kỷ Luật, Kỷ Thọ. Ngày 20 tháng 3 năm 1932 theo quyết định của Chính phủ Nam Triều châu Tân Hóa phải đình thiết và nhập vào châu Quan Hóa, ông Hà Chiều Nguyệt làm tri châu. Đến năm 1935 theo văn bản số 78 của bộ Lại, ngày 18 tháng 3 tấu lên triều đình về việc xin phục thiết châu Tân Hóa và tiếp tuc cử viên nguyên lãnh binh Hà Chiều Nguyệt là người thổ dân được dân tình tín phục làm chức tri châu. Năm Bảo Đại thứ 16, tức 1941 ông Hà Công Nguyệt mất, triều đình lại có văn bản cho bãi châu Tân Hóa và truy thọ cho ông Hà Công Nguyệt. Năm 1943 nhà Nguyễn lại tách châu Tân Hóa làm hai phần: 2 tổng phía Đông là: Điền Lư và Sa Lung nhập trở lại huyện Cẩm Thủy, hai tổng phía tây là Cổ Lũng và Thiết Ống gọi là bang Tân Hóa thuộc châu Quan Hóa kiêm nhiếp, ông Hà Văn Miêng quê ở xã Kỳ Tân làm bang tá. III.TỪ KHI MANG TÊN HUYỆN BÁ THƯỚC ĐẾN NAY Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi nước việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng các cấp được xác lập. Tháng 11 năm 1945 ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đổi châu Tân Hóa thành châu Bá Thước. Châu Bá Thước mang tên danh nhân yêu nước cầm Bá Thước (quê ở Thường Xuân), một trong những người lãnh đạo phong trào cần vương chống thực dân Pháp xâm lược hồi cuối thế kỷ thư XIX ở miền núi Thanh Hóa bạn chiến đấu với Hà Văn Mao và đã từng có thời gian dài gấn bó với mảnh đất Tân Hóa này. Danh xưng Bá Thước bắt đầu có từ đây, Châu Bá Thước bao gồm đất đai, dân cư châu Tân Hóa cũ. Riêng xã Lũng vân, bản Chơ, cốn Cáo thuộc tổng cổ Lũng cắt về tỉnh Hòa Bình, ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời Bá Thước ra đời, ông Hà Công Thăng ở xã cổ Lũng được tỉnh cử làm Chủ tịch lâm thời. Một sự kiện quan trọng của châu Bá Thước nữa là việc thay đổi từ châu sang huyện. Tháng 4 năm 1946 các châu của miền núi Thanh Hóa đều được đổi sang huyện (không phân biệt chế độ châu, huyện). Huyện Bá Thước ban đầu thành lập 7 xã, gồm: Quốc Thành, Ban Công, Long Vân, Hồ Điền, Quý Lương, Thiết Ống, Văn Nho. Ngày 10/02/1949, tại nhà ông bà Cao Xuân Văn - Bùi Thị Im (còn gọi là nhà Bà Bồng) tại thôn Chiềng Lầm, xã Điền Lư, chi bộ huyện Bá Thước được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng từ đây trên bước đường đi lên của địa phương có sự lãnh đạo của Đảng. Đến ngày 2 tháng 4 năm 1964 theo QĐ số 107/QĐ- NV các xã lại chia tiếp thành nhiều xã nhỏ là: Xã Hồ Điền chia thành 4 xã: Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng. Xã Quý Lương chia thành 3 xã: Lương Trung, Lương Ngoại, Lương Nội. Xã Long Vân chia thành: Ái Thượng, Lâm Xa, Hạ Trung. Xã Quốc Thành chia thành các xã: Lũng Niêm, Lũng cao, cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn. Xã Văn Nho chia thành các xã; Văn Nho, Kỷ tân, Thiết Kế. Riêng 2 xã là Thiết ống và Ban Công giữ nguyên cho đến bây giờ. Trong dịp này cắt về huyện cẩm Thủy 3 làng là: Làng Dùng, làng Cốc thuộc xã Hồ Điền nhập vào cẩm Liên, làng Bèo thuộc xã Quý Lương nhập vào cẩm Thành. Đến năm 1965 theo Quyết định số 34-QĐ ngày 9 tháng 2 năm 1965 xã Tân Lập được thành lập trên cơ sở 3 làng của xã Lâm Xa (chu, Măng, Mòn) và khu vực định cư khai hoang ở Bua Mu của bà con miền xuôi Hoằng Hóa lên đưa số đơn vị hành chính của huyện lên là 21 xã. Năm 1984 theo QĐ số 163/ QĐ- HĐBT ngày 14/12/1984 chia xã Điền Lư thành Điền Lư và Điền Trung, đưa số xã trong huyện lên 22 xã. Năm 1994 thị trấn Cành Nàng được thành lập theo QĐ 92 CP ngày 23 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách một phần đất đai trong lòng xã Lâm Xa đưa tổng số đơn vị hành chính toàn huyện lúc này lên 22 xã và 1 thị trấn; hình thành 225 thôn, bản, khu phố. Đến nay sau khi sát nhập xã Lâm Xa và Tân Lập vào Thị trấn, huyện có 20 xã và 1 thị trấn tổng diện tích tự nhiên trên 777,52 km2; dân số trên 108 ngàn người, gồm ba dân tộc anh em chung sống, dân tộc Mường (48,7%), dân tộc Thái (34,5%) và dân tộc Kinh (16,8%). IV. BÁ THƯỚC TRẢI QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIÉN CHỐNG PHÁP, MỸ Bá Thước là một trong những địa phương có phong trào đánh quân xâm lược Pháp từ thời kỳ cần Vương. Trong hoàn cảnh lịch sử mới truyền thống yêu nước của quân dân huyện Bá Thước tiếp tục được khơi dậy và phát huy, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc Việt Nam. Bá Thước giáp với tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do Thanh, Nghệ, Tĩnh với vùng đồng bằng bắc bộ, căn cứ địa Việt Bắc và chiến trường Tây Bắc. Đây là hành lang quan trọng giữa thủ đô kháng chiến với miền Trung và các tỉnh phía Nam. Nhân tài, vật lực từ vùng tự do liên khu IV được vận chuyển qua cửa ngõ này để chi viện cho các chiến trường miền Bắc và chiến trường nước bạn Lào. Bá Thước nằm trong vùng giáp gianh giữa vùng tự do với một số xã thuộc huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa bình) do địch tạm chiếm, địa hình rừng núi hiểm trở, có nhiều suối sâu, vực thẳm, đèo cao, là nơi ẩn náu của các nhóm phản động nên dễ bị địch đột kích từ phía vùng tạm chiếm và tù phía nước bạn Lào sang ... Thực dân Pháp đã tiến hành đánh chiếm vùng Quan Hóa, Bá Thước lập các đồn bốt từ Quan Hóa xuống cổ Lũng, La Hán (thuộc Bá Thước). Để lập một phòng tuyến nối liền với hành lang Đông - Tây ở Bắc bộ nhằm chia cắt miền núi với trung du và đồng bằng Thanh Hóa, đồng thời ngăn cách vùng tự do Thanh - Nghệ với chiến trường Lào. Đánh giá đúng vai trò của vùng thượng du Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Hồ Chủ tịch đã kịp thời gửi thư động viên nhân dân vùng thượng du Thanh Hóa, chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến vùng núi, thượng du với tinh thần: Thượng du thắng là Thanh Hóa thắng. Trong thư Hồ Chủ tịch đã động viên đồng bào thượng du tham gia giết giặc để giữ vững quyền thống nhất, độc lập Tổ quốc... Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào thượng du Thanh Hóa, nhân dân Bá Thước đã kề vai sát cánh cùng với Nhân dân trong tỉnh và cả nước kháng chiến. Bá Thước nằm trên con đường duy nhất từ vùng tự do khu IV để tiếp tế cho mặt trận khu III, Thượng Lào và Điện Biên Phủ nên vừa có nhiệm vụ tham gia phục vụ chiến dịch, vừa có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho bộ đội, dân quân đóng quân và đi qua địa bàn. Cùng với việc tăng cường lực lượng vũ trang, công tác hậu cần huy động lương thực, thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để kịp thời tiếp lương, tải đạn cho các chiến dịch; do vị trí cận kề với tỉnh Hòa Bình nên Bá Thước không chỉ là một trong những điểm chuẩn bị cho chiến dịch mà còn là hậu cứ sau chiến dịch. Nhân dân Bá Thước không chỉ tham gia dân công tiếp vận mà còn sửa chữa đường, lập kho, bãi,.., tổ chức trạm nghỉ cho dân công, dẫn đường cho đoàn tiếp vận qua các hẽm núi từ Bá Thước đến Hòa Bình, giúp đỡ và sẵn sàng bổ sung lực lượng cho các đoàn dân công trên đường ra mặt trận qua vùng đất Bá Thước. Bá Thước một trong những huyện có vị trí quan trọng trên con đường chiến lược 217 chi viện cho chiến trường Lào, kết thúc chiến dịch Thượng Lào tỉnhThanh Hóa đã được Hồ Chủ tịch trao tặng cờ phục vụ tiền tuyến khá nhất, trong thành tích chung của tỉnh có phần đóng góp quan trọng của cán bộ và Nhân dân các dân tộc ở huyện Bá Thước. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng do đế quốc Mỹ rắp tâm phá hoại hiệp định Giơ ne vơ nên chúng ta còn phải thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là; xây dựng CNXH và chi viện sức người, sức của để thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bá Thước cũng như các huyện khác ở miền Bắc vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh vừa phải thực hành tiết kiệm và ra sức thi đua tăng gia sản xuất để cung cấp cho tiền tuyến, đảm bảo thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Lớp lớp thanh niên Bá Thước lại náo nức hăng hái lên đường tòng quân vào bộ đội, thanh niên xung phong, và đi dân công tiếp viện. Hơn 3 ngàn thanh niên nam nữ đã tham gia vào các chiến trường trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bá Thước có 73 mẹ Việt Nam anh hùng, 3 anh hùng lực lượng vũ trang, 1.202 liệt sĩ, 748 thương bệnh binh, 433 người thuộc diện hưởng chính sách người có công, hàng ngàn người bị ảnh hưởng chất độc hóa học và di chứng do chiến tranh để lại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Bá Thước đã sát cánh cùng quân dân cả nước, chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ghi nhận sự đóng góp và cống hiến của Nhân dân, các lực lượng vũ trang và cán bộ huyện Bá Thước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ chống Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp cho Nhân dân và cán bộ huyện Bá Thước. Đây là vinh dự lớn lao của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước, đó vừa là động lực tinh thần to lớn, vừa là hành trang tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân huyện Bá Thước vững bước đi lên. V. BÁ THƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Tháng 12 năm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy về kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, cả nước còn gặp rất nhiều khó khăn: Kinh tế suy thoái, lạm phát phi mã, sản xuất không đủ tiêu dùng... Lại trong hoàn cảnh đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, nên khó khăn lại càng chồng chất. Bá Thước là một huyện miền núi cao, địa hình rộng, phức tạp, nên ngoài khó khăn chung của đất nước, chúng ta còn có những khó khăn đặc biệt: Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh còn thấp kém; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé và manh mún; đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao; đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của một số phòng, ban, đoàn thể cấp huyện còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ,... Trước tình hình đó, Huyện ủy và các đảng ủy, chi bộ cơ sở đã quan tâm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, tìm phương pháp, bước đi phù hợp để đưa kinh tế huyện nhà bứt phá đi lên. Huyện ủy đã ban hành nhiều nghị quyết định hướng chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn cơ sở để đổi mới về kinh tế trên từng lĩnh vực ở địa phương. Đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ XXI lại đây, Đảng bộ và chính quyền huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, phát huy nội lực, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 16,1% gấp 1,25 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 4.835 tỷ đồng, gấp 1,66 lần năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 31,6 triệu đồng, vượt 5,3% gấp 2,18 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,43% năm 2015 xuống còn 39%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,66% lên 25,5%, ngành dịch vụ tăng từ 33,91% lên 35,5% năm 2020. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, do đó Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện tăng nhanh, giai đoạn 2016 - 2020 đón trên 171.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 47.000 lượt) gấp 6,04 lần so với giai đoạn 2011- 2015, tăng bình quân hàng năm 38,1%. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 huyện Bá Thước (theo giá 2010) ước đạt 3.641 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 3,85%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng tăng 6,98 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ; các ngành dịch vụ, thương mại phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và loại hình dịch vụ, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân; giá trị sản xuất tăng bình quân 5,12%/năm; huy động vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội của huyện luôn vượt kế hoạch của tỉnh giao và huyện đề ra; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2023 ước được 5.000 tỷ đồng; tính đến nay, trên địa bàn huyện có 217 doanh nghiệp; thu ngân sách trên địa bàn huyện luôn đạt kết quả nổi bật, thu năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2021- 2023, tỷ lệ tăng bình quân đạt 39,1%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đến nay, toàn huyện đã có 03 xã (15%), 82 thôn (44,8%) đạt chuẩn nông thôn mới; 03 thồn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (1,64%)...
Đăng lúc: 25/07/2023 08:05:17 (GMT+7)
Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập châu Tân Hóa (nay là huyện Bá Thước) 03/8/1928 - 03/8/2023 I. TRƯỚC KHI CHÂU TÂN HÓA RA ĐỜI Bá Thước mảnh đất cội nguồn - nơi con người xuất hiện rất sớm, từ buổi bình minh của lịch sử, đã có mặt và sinh tụ ở đây. Điều đó đã được chứng minh qua các công trình khảo cổ học như hang Mái Đá Điều ở xã Hạ Trung và nhiều di chỉ thời kỳ Đông sơn, Sơn vi, Hòa Bình đều thấy ở Bá Thước. Bá Thước còn tự hào là cái nôi truyền thuyết về sử thi Đẻ đất, đẻ nước của người Mường, Khăm Panh của người Thái và được coi như vùng đất cổ với những sự tích Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau quả thiếc. Bá Thước nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Mường, Thái, dưới mái nhà sàn ven theo những thung lũng, dòng sông, con suối với những bản làng từ ngàn đời nay bình yên và đẹp tựa như tranh, nơi giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là ba dân tộc có số dân đông ở Thanh Hóa: Kinh, Mường, Thái. Đây cũng là đặc điểm về địa lý và lịch sử của châu Tân Hóa với những bản sắc vừa có nét riêng mà lại vẫn kết họp được những nét chung của các dân tộc trong tỉnh. Từ thời Lý đến thời Lê vùng đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay có sự thay đổi nhiều về mặt quản lý hành chính. Thời Trần, Hồ là phần đất thuộc huyện Lỗi Giang (huyện Lỗi Giang lúc đó bao gồm từ Eo Lê giáp Vĩnh Lộc đến giáp Lào: Mường Lát, Quan Sơn ngày nay) Từ những năm đầu của cuôc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê lợi lãnh đạo vùng đất Bá Thước đã trở thành căn cứ địa hiểm yếu của cuộc kháng chiến. Các địa danh ở Bá Thước như: Ba Lầm, Bù Mộng, Kình Lộng, Úng Ải được nhắc đến trong sử sách với những chiến công vang dội và tự hào. Hiện nay đã được xác định trại Ba Lầm thuộc làng Chiềng Lầm (Xã Điền Lư), Bù Mộng là núi Mộng (xã Điền Thượng), Kình Lộng là bản Lọng xã cổ Lũng, Úng Ải là đèo thông nhau giữa mường Ống và mường Ai, nay thuộc xã Thiết ống giáp Ban Công. Trại Ba Lầm là nơi Nguyễn Trãi đã dâng Bình ngô sáchcho Lê Lợi. Các trận đánh ở Bá Thước của nghĩa quân Lam Sơn là những thắng lợi vang dội bước đầu trên mảnh đất Thanh Hóa, tạo tiền đề cho nghĩa quân chuyển hướng vào Nghệ An giải phóng một vùng Nghệ Tĩnh rộng lớn, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa có điều kiện tiến thẳng ra Bắc giải phóng thành Thăng Long tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Trong những ngày nằm gai nếm mật của nghĩa quân Lê Lợi, đồng bào Bá Thước đã có những đóng góp không nhỏ. Nhiều vị khai quốc công thần nhà Lê gắn bó với mảnh đất này được Nhân dân tưởng nhớ đặt tên cho các làng bản như: Lê Sát là làng Sát, Lê Ba là làng Ba, Lê Lôi là làng Sa Lôi, Lê Lung là tổng Sa Lung , tên xã Ban Công là nơi sau khi chiến thắng các trận đánh ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa , Lê Lợi đã cho tập họp quân sĩ tại đây để ban công trạng và phong thưởng bước đầu khích lệ quân sĩ... Đến thời kỳ Lê Trung Hưng các địa danh ở vùng đất Bá Thước vẫn được đề cập đến với các cuộc đối đầu giữa lực lượng phù Lê và nhà Mạc. Vùng đất mường Khòong lại là nơi nuôi giấu ấu chúa Lê Ninh, sau này trở thành vua Lê Trang Tông. Các nhân vật như Thụy quận công Hà Nhân Chính, Lân quận công Hà Thọ Lộc là người Bá Thước đã được nhà Lê ban công trạng và phong tước, lộc ở thời này. Thời nhà Nguyễn vùng đất Bá Thước thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Quảng Hóa, trấn Thanh Hóa. Phủ Quảng Hóa bao gồm các huyện: Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Tế (ngày nay ghép vào Thạch Thành), huyện Cẩm Thủy bao gồm cả Bá Thước ngày nay và châu Quan Hóa. Phủ lỵ Quảng Hóa thời đấy đặt ở huyện Vĩnh Lộc. Huyện Cẩm Thủy lúc bấy giờ gồm có 9 tổng, phần đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay gồm có 4 tổng, còn 5 tổng thuộc phần đất Cẩm Thủy bây giờ. Bốn tổng thuộc Bá Thước lúc đó có tên là; Tổng Điền Lư gồm các xã Hồ Điền ngày nay. Tổng Sa Lung gồm các xã thuộc Quý Lương và Long Vân bây giờ, tổng Cổ Lũng thuộc các xã khu Quốc Thành và Ban Công ngày nay và hai xã thuộc Tân Lạc (Hòa Bình) là Lũng Vân và Lũng Tiềm. Tổng Thiết Ống tức là cụm Văn Thiết bây giờ. Như vậy huyện Cẩm Thủy thời Nguyễn là tương đương với hai huyện: Cẩm Thủy và Bá Thước bây giờ cộng với hai xã đã chuyển sang Hòa Bình. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902) nhà Nguyễn trích tổng Cổ Lũng và tổng Thiết ống nhập vào châu Quan Hóa, như vậy còn hai tổng là Điền Lư và Sa Lung thì vẫn thuộc Cẩm Thủy. Năm Thành Thái thứ 15 triều đình nhà Nguyễn lại trích tiếp hai tổng là Điền Lư và Sa Lung vào châu Quan Hóa, và vùng đất Bá Thước cơ bản lại thuộc châu Quan Hóa, không còn thuộc Cẩm Thủy như trước nữa. Với sự điều chỉnh về mặt địa dư như vậy, châu Quan Hóa có diện tích lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, do diện tích rộng, địa hình của Châu lại có sông sâu, núi cao, đi lại khó khăn, thành phần dân tộc đa dạng, hơn nữa do trình độ quản lý phương tiện thông tin, giao thông lạc hậu nên việc điều hành rất khó tiếp cận với dân, từ đó dẫn đến sự ra đời của châu Tân Hóa. II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÂU TÂN HÓA Từ năm 1925 đại diện lang đạo thuộc các mường Khòong, mường ống đã mang tờ tấu vào kinh thành Huế để gặp triều đình nhà Nguyễn xin tách phần đất các tổng xưa kia thuộc huyện Cẩm Thủy vào châu Quan Hóa thành châu (huyện) riêng, tuy nhiên thời kỳ này mọi quyền hành quyết định đều phải thông qua phủ toàn quvền Đông dương thuộc Pháp trước khi nhà vua ký, vì vậy mãi đến ngày 3 tháng 8 năm 1928 mới có văn bản của triều đình về việc thành lập châu Tân Hóa. Năm Khải Định thứ 16 (tức là nhằm ngày mùng 3 tháng 8 năm 1928) triều đình nhà Nguyễn đã quyết định cắt 4 tổng cũ của huyện cẩm Thủy đang thuộc về châu Quan Hóa để thành lập châu Tân Hóa. Như vậy đến giai đoạn này thì Tân Hóa lại không phải từ Cẩm Thủy tách ra mà từ Quan Hóa nên mới gọi là Tân Hóa... Từ Tân Hóa đã được xuất hiện và có mặt trên bản đồ hành chính Việt Nam. Vùng đất Tân Hóa (nay là Bá Thước) bắt đầu từ đây được xác lập về mặt đơn vị và địa giới hành chính cấp huyện. Châu Tân Hóa được thành lập với vị trí địa lý được xác định; Phía bấc giáp Mai Châu, Tân Lạc, (tỉnh Hòa Bình), phía Nam giáp huyện Cẩm Thủy và châu Ngọc Lặc, phía Đông giáp huyện Thạch Thành và Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Tây giáp châu Lang Chánh và châu Quan Hóa. Châu lỵ Tân Hóa lúc bấy giờ đóng ở La Hán (nay thuộc xã Ban Công). Triều đình đã bổ nhiệm ông Hà Công Nguyệt (tức Hà Chiều Nguyệt) đang an trí ở Huế về làm tri châu. Hà Công Nguyệt là con trai danh nhân yêu nước Hà Văn Mao quê ở tổng Điền Lư. Hà Chiều Nguyệt đã tham gia khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, nhưng cuộc khởi nghĩa bị thất bại ông bị thực dân Pháp bắt và đưa đi tù ở đảo Guy-Am, nhưng vì có công cứu được một người lính Pháp chết đuối nên Pháp đã cho ông về Huế giam. Biết không lung lạc được ý chí và tinh thần yêu nước của ông, cuối cùng Pháp đành phải để cho triều đình Huế đưa ông về quê bổ nhiệm làm tri châu Tân Hóa. Thời điểm này châu Tân Hóa gồm 4 tổng, 30 xã, 221 chòm bản: - Tổng Điền Lư gồm 7 xã: Sơn Hạ, Phụng Thượng, Thạch Lư, Bàn Đào, Quang Ấm, Điền Thượng và Điền Hạ. - Tổng Sa Lung gồm 6 xã: Nội Sa, Ngoại sa, Ải Thượng, Ải Hạ, Ải Trung và Lâm Xa - Tổng Cổ Lũng gồm 10 xã và 1 phố: cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Lũng Tiềm, Lũng Bố, Lũng Vân, Lũng cốc, Vũ Lao, Vũ lang, La Hán và phố Thịnh Đức. - Tổng Thiết Ống gồm 6 xã: Thiết Ống, Thiết Kế, Thiết Chà, Thiết Chính, Kỷ Luật, Kỷ Thọ. Ngày 20 tháng 3 năm 1932 theo quyết định của Chính phủ Nam Triều châu Tân Hóa phải đình thiết và nhập vào châu Quan Hóa, ông Hà Chiều Nguyệt làm tri châu. Đến năm 1935 theo văn bản số 78 của bộ Lại, ngày 18 tháng 3 tấu lên triều đình về việc xin phục thiết châu Tân Hóa và tiếp tuc cử viên nguyên lãnh binh Hà Chiều Nguyệt là người thổ dân được dân tình tín phục làm chức tri châu. Năm Bảo Đại thứ 16, tức 1941 ông Hà Công Nguyệt mất, triều đình lại có văn bản cho bãi châu Tân Hóa và truy thọ cho ông Hà Công Nguyệt. Năm 1943 nhà Nguyễn lại tách châu Tân Hóa làm hai phần: 2 tổng phía Đông là: Điền Lư và Sa Lung nhập trở lại huyện Cẩm Thủy, hai tổng phía tây là Cổ Lũng và Thiết Ống gọi là bang Tân Hóa thuộc châu Quan Hóa kiêm nhiếp, ông Hà Văn Miêng quê ở xã Kỳ Tân làm bang tá. III.TỪ KHI MANG TÊN HUYỆN BÁ THƯỚC ĐẾN NAY Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi nước việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng các cấp được xác lập. Tháng 11 năm 1945 ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đổi châu Tân Hóa thành châu Bá Thước. Châu Bá Thước mang tên danh nhân yêu nước cầm Bá Thước (quê ở Thường Xuân), một trong những người lãnh đạo phong trào cần vương chống thực dân Pháp xâm lược hồi cuối thế kỷ thư XIX ở miền núi Thanh Hóa bạn chiến đấu với Hà Văn Mao và đã từng có thời gian dài gấn bó với mảnh đất Tân Hóa này. Danh xưng Bá Thước bắt đầu có từ đây, Châu Bá Thước bao gồm đất đai, dân cư châu Tân Hóa cũ. Riêng xã Lũng vân, bản Chơ, cốn Cáo thuộc tổng cổ Lũng cắt về tỉnh Hòa Bình, ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời Bá Thước ra đời, ông Hà Công Thăng ở xã cổ Lũng được tỉnh cử làm Chủ tịch lâm thời. Một sự kiện quan trọng của châu Bá Thước nữa là việc thay đổi từ châu sang huyện. Tháng 4 năm 1946 các châu của miền núi Thanh Hóa đều được đổi sang huyện (không phân biệt chế độ châu, huyện). Huyện Bá Thước ban đầu thành lập 7 xã, gồm: Quốc Thành, Ban Công, Long Vân, Hồ Điền, Quý Lương, Thiết Ống, Văn Nho. Ngày 10/02/1949, tại nhà ông bà Cao Xuân Văn - Bùi Thị Im (còn gọi là nhà Bà Bồng) tại thôn Chiềng Lầm, xã Điền Lư, chi bộ huyện Bá Thước được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng từ đây trên bước đường đi lên của địa phương có sự lãnh đạo của Đảng. Đến ngày 2 tháng 4 năm 1964 theo QĐ số 107/QĐ- NV các xã lại chia tiếp thành nhiều xã nhỏ là: Xã Hồ Điền chia thành 4 xã: Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng. Xã Quý Lương chia thành 3 xã: Lương Trung, Lương Ngoại, Lương Nội. Xã Long Vân chia thành: Ái Thượng, Lâm Xa, Hạ Trung. Xã Quốc Thành chia thành các xã: Lũng Niêm, Lũng cao, cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn. Xã Văn Nho chia thành các xã; Văn Nho, Kỷ tân, Thiết Kế. Riêng 2 xã là Thiết ống và Ban Công giữ nguyên cho đến bây giờ. Trong dịp này cắt về huyện cẩm Thủy 3 làng là: Làng Dùng, làng Cốc thuộc xã Hồ Điền nhập vào cẩm Liên, làng Bèo thuộc xã Quý Lương nhập vào cẩm Thành. Đến năm 1965 theo Quyết định số 34-QĐ ngày 9 tháng 2 năm 1965 xã Tân Lập được thành lập trên cơ sở 3 làng của xã Lâm Xa (chu, Măng, Mòn) và khu vực định cư khai hoang ở Bua Mu của bà con miền xuôi Hoằng Hóa lên đưa số đơn vị hành chính của huyện lên là 21 xã. Năm 1984 theo QĐ số 163/ QĐ- HĐBT ngày 14/12/1984 chia xã Điền Lư thành Điền Lư và Điền Trung, đưa số xã trong huyện lên 22 xã. Năm 1994 thị trấn Cành Nàng được thành lập theo QĐ 92 CP ngày 23 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách một phần đất đai trong lòng xã Lâm Xa đưa tổng số đơn vị hành chính toàn huyện lúc này lên 22 xã và 1 thị trấn; hình thành 225 thôn, bản, khu phố. Đến nay sau khi sát nhập xã Lâm Xa và Tân Lập vào Thị trấn, huyện có 20 xã và 1 thị trấn tổng diện tích tự nhiên trên 777,52 km2; dân số trên 108 ngàn người, gồm ba dân tộc anh em chung sống, dân tộc Mường (48,7%), dân tộc Thái (34,5%) và dân tộc Kinh (16,8%). IV. BÁ THƯỚC TRẢI QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIÉN CHỐNG PHÁP, MỸ Bá Thước là một trong những địa phương có phong trào đánh quân xâm lược Pháp từ thời kỳ cần Vương. Trong hoàn cảnh lịch sử mới truyền thống yêu nước của quân dân huyện Bá Thước tiếp tục được khơi dậy và phát huy, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc Việt Nam. Bá Thước giáp với tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do Thanh, Nghệ, Tĩnh với vùng đồng bằng bắc bộ, căn cứ địa Việt Bắc và chiến trường Tây Bắc. Đây là hành lang quan trọng giữa thủ đô kháng chiến với miền Trung và các tỉnh phía Nam. Nhân tài, vật lực từ vùng tự do liên khu IV được vận chuyển qua cửa ngõ này để chi viện cho các chiến trường miền Bắc và chiến trường nước bạn Lào. Bá Thước nằm trong vùng giáp gianh giữa vùng tự do với một số xã thuộc huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa bình) do địch tạm chiếm, địa hình rừng núi hiểm trở, có nhiều suối sâu, vực thẳm, đèo cao, là nơi ẩn náu của các nhóm phản động nên dễ bị địch đột kích từ phía vùng tạm chiếm và tù phía nước bạn Lào sang ... Thực dân Pháp đã tiến hành đánh chiếm vùng Quan Hóa, Bá Thước lập các đồn bốt từ Quan Hóa xuống cổ Lũng, La Hán (thuộc Bá Thước). Để lập một phòng tuyến nối liền với hành lang Đông - Tây ở Bắc bộ nhằm chia cắt miền núi với trung du và đồng bằng Thanh Hóa, đồng thời ngăn cách vùng tự do Thanh - Nghệ với chiến trường Lào. Đánh giá đúng vai trò của vùng thượng du Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Hồ Chủ tịch đã kịp thời gửi thư động viên nhân dân vùng thượng du Thanh Hóa, chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến vùng núi, thượng du với tinh thần: Thượng du thắng là Thanh Hóa thắng. Trong thư Hồ Chủ tịch đã động viên đồng bào thượng du tham gia giết giặc để giữ vững quyền thống nhất, độc lập Tổ quốc... Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào thượng du Thanh Hóa, nhân dân Bá Thước đã kề vai sát cánh cùng với Nhân dân trong tỉnh và cả nước kháng chiến. Bá Thước nằm trên con đường duy nhất từ vùng tự do khu IV để tiếp tế cho mặt trận khu III, Thượng Lào và Điện Biên Phủ nên vừa có nhiệm vụ tham gia phục vụ chiến dịch, vừa có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho bộ đội, dân quân đóng quân và đi qua địa bàn. Cùng với việc tăng cường lực lượng vũ trang, công tác hậu cần huy động lương thực, thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để kịp thời tiếp lương, tải đạn cho các chiến dịch; do vị trí cận kề với tỉnh Hòa Bình nên Bá Thước không chỉ là một trong những điểm chuẩn bị cho chiến dịch mà còn là hậu cứ sau chiến dịch. Nhân dân Bá Thước không chỉ tham gia dân công tiếp vận mà còn sửa chữa đường, lập kho, bãi,.., tổ chức trạm nghỉ cho dân công, dẫn đường cho đoàn tiếp vận qua các hẽm núi từ Bá Thước đến Hòa Bình, giúp đỡ và sẵn sàng bổ sung lực lượng cho các đoàn dân công trên đường ra mặt trận qua vùng đất Bá Thước. Bá Thước một trong những huyện có vị trí quan trọng trên con đường chiến lược 217 chi viện cho chiến trường Lào, kết thúc chiến dịch Thượng Lào tỉnhThanh Hóa đã được Hồ Chủ tịch trao tặng cờ phục vụ tiền tuyến khá nhất, trong thành tích chung của tỉnh có phần đóng góp quan trọng của cán bộ và Nhân dân các dân tộc ở huyện Bá Thước. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng do đế quốc Mỹ rắp tâm phá hoại hiệp định Giơ ne vơ nên chúng ta còn phải thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là; xây dựng CNXH và chi viện sức người, sức của để thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bá Thước cũng như các huyện khác ở miền Bắc vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh vừa phải thực hành tiết kiệm và ra sức thi đua tăng gia sản xuất để cung cấp cho tiền tuyến, đảm bảo thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Lớp lớp thanh niên Bá Thước lại náo nức hăng hái lên đường tòng quân vào bộ đội, thanh niên xung phong, và đi dân công tiếp viện. Hơn 3 ngàn thanh niên nam nữ đã tham gia vào các chiến trường trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bá Thước có 73 mẹ Việt Nam anh hùng, 3 anh hùng lực lượng vũ trang, 1.202 liệt sĩ, 748 thương bệnh binh, 433 người thuộc diện hưởng chính sách người có công, hàng ngàn người bị ảnh hưởng chất độc hóa học và di chứng do chiến tranh để lại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Bá Thước đã sát cánh cùng quân dân cả nước, chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ghi nhận sự đóng góp và cống hiến của Nhân dân, các lực lượng vũ trang và cán bộ huyện Bá Thước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ chống Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp cho Nhân dân và cán bộ huyện Bá Thước. Đây là vinh dự lớn lao của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước, đó vừa là động lực tinh thần to lớn, vừa là hành trang tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân huyện Bá Thước vững bước đi lên. V. BÁ THƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Tháng 12 năm 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy về kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, cả nước còn gặp rất nhiều khó khăn: Kinh tế suy thoái, lạm phát phi mã, sản xuất không đủ tiêu dùng... Lại trong hoàn cảnh đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, nên khó khăn lại càng chồng chất. Bá Thước là một huyện miền núi cao, địa hình rộng, phức tạp, nên ngoài khó khăn chung của đất nước, chúng ta còn có những khó khăn đặc biệt: Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh còn thấp kém; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé và manh mún; đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao; đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của một số phòng, ban, đoàn thể cấp huyện còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ,... Trước tình hình đó, Huyện ủy và các đảng ủy, chi bộ cơ sở đã quan tâm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, tìm phương pháp, bước đi phù hợp để đưa kinh tế huyện nhà bứt phá đi lên. Huyện ủy đã ban hành nhiều nghị quyết định hướng chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn cơ sở để đổi mới về kinh tế trên từng lĩnh vực ở địa phương. Đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ XXI lại đây, Đảng bộ và chính quyền huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, phát huy nội lực, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 16,1% gấp 1,25 lần so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 4.835 tỷ đồng, gấp 1,66 lần năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 31,6 triệu đồng, vượt 5,3% gấp 2,18 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,43% năm 2015 xuống còn 39%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,66% lên 25,5%, ngành dịch vụ tăng từ 33,91% lên 35,5% năm 2020. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, do đó Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện tăng nhanh, giai đoạn 2016 - 2020 đón trên 171.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 47.000 lượt) gấp 6,04 lần so với giai đoạn 2011- 2015, tăng bình quân hàng năm 38,1%. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 huyện Bá Thước (theo giá 2010) ước đạt 3.641 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 3,85%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng tăng 6,98 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ; các ngành dịch vụ, thương mại phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và loại hình dịch vụ, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân; giá trị sản xuất tăng bình quân 5,12%/năm; huy động vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội của huyện luôn vượt kế hoạch của tỉnh giao và huyện đề ra; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2023 ước được 5.000 tỷ đồng; tính đến nay, trên địa bàn huyện có 217 doanh nghiệp; thu ngân sách trên địa bàn huyện luôn đạt kết quả nổi bật, thu năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2021- 2023, tỷ lệ tăng bình quân đạt 39,1%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo; đến nay, toàn huyện đã có 03 xã (15%), 82 thôn (44,8%) đạt chuẩn nông thôn mới; 03 thồn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (1,64%)...
|